Trong quá trình làm thủ tục ly hôn, rất nhiều người lo sợ thua cuộc trong quá trình giành quyền nuôi con vì bản thân có mức thu nhập hàng tháng thấp hơn so với đối phương. Hôm nay, hãy cùng với bài viết tìm hiểu về vấn đề này ngay dưới đây nhé!
Dựa vào điều luật 81 thuộc bộ luật Hôn nhân và Gia đình (năm 2014) quy định về việc chăm sóc, trông nom và giáo dục con cái hậu ly hôn cụ thể như sau:
Thứ nhất, sau ly hôn bố mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con cái khi con chưa đủ vị thành niên, con không có khả năng lao động, con mất năng lực hành vi dân sự hoặc con không có đủ tài sản để tự nuôi bản thân.
Sau ly hôn bố mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con cái
Thứ 2, trước khi nhờ sự can thiệp của Tòa án, vợ chồng có thể tự thỏa thuận với nhau về quyền trực tiếp nuôi con hậu ly hôn. Trong trường hợp, không có sự đồng thuận thì Tòa án sẽ dựa vào quyền lợi mọi mặt của con để đưa ra quyết định người nào có đủ quyền và khả năng trực tiếp nuôi con. Nếu con từ 7 tuổi trở lên thì sẽ dựa thêm nguyện vọng của con để đưa ra quyết định cuối cùng.
Thứ 3, nếu hai vợ chồng ly hôn khi con chưa đầy 36 tháng tuổi thì người mẹ có quyền trực tiếp nuôi con mà người bố không được ý kiến. Nhưng nếu, mẹ không đủ điều kiện tài chính hay sức khỏe để chăm sóc và nuôi dưỡng giáo dục bé thì hai bố mẹ có thể thỏa thuận với nhau để đưa ra một phương áp phù hợp nhất, có lợi nhất cho con.
Nếu hai vợ chồng ly hôn khi con chưa đầy 36 tháng tuổi thì người mẹ có quyền trực tiếp nuôi con mà người bố không được ý kiến
Một số lưu ý mà luật dương gia tư vấn luật về ly hôn muốn các bạn tham khảo khi muốn giành quyền nuôi con dù thu nhập thấp hơn người còn lại:
Nếu không thỏa thuận được quyền trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ là người quyết định giúp các bạn bằng cách dựa vào một số yếu tố sau:
+ Về yếu tố tinh thần: Nếu muốn giành quyền nuôi con thì bạn phải chứng minh được mình có đủ thời gian để chăm sóc và quan tâm đến đời sống tinh thần của bé.
+ Về yếu tố vật chất: Dù lương thấp hơn bên còn lại nhưng bạn cũng phải chứng minh được mình đủ khả năng để lo cho bé điều kiện chỗ ở và sinh hoạt.
+ Về nguyện vọng của con thì chỉ áp dụng khi con đã đủ 7 tuổi trở lên.
Bên cạnh đó, Tòa án còn dựa vào các yếu tố như nghề nghiệp của bạn để đưa ra quyết định cuối cùng. Bởi vì nếu thu nhập của đối phương cao hơn của bạn nhưng khoán thu nhập đó lại được tạo ra không minh bạch thì phần thắng hiển nhiên sẽ thuộc về bạn.
Tòa án còn dựa vào các yếu tố như nghề nghiệp của bạn để đưa ra quyết định cuối cùng
Còn trong trường hợp chồng bạn yêu cầu ly hôn khi bạn đang có thai, mới sinh con, con dưới 12 tháng tuổi thì bạn hoàn toàn vững tâm vì theo khoản 3 điều 51 của bộ luật Hôn nhân và Gia đình thì yêu cầu đó của đối phương sẽ bị bác bỏ ngay lập tức để đảm bảo quyền lợi của trẻ em và phụ nữ.
Tuy nhiên, trong trường hợp kể trên nếu bạn muốn ly hôn thì bạn hoàn toàn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết đơn ly hôn cho bạn. Nếu có căn cứ chứng minh tình trạng hôn nhân của vợ chồng bạn không thể kéo dài thêm nữa.
Tóm lại, bạn không nên hoang mang liệu rằng mình có mức thu nhập thấp hơn đối phương thì không giành được quyền nuôi con. Hãy liên hệ và nhờ sự tư vấn của các luật sư để bản thân có thêm sự tự tin và nắm chắc phần thắng về tay mình nhé!
Liên hệ tư vấn luật:
CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW FIRM
- Trụ sở chính: Phòng 2501, tầng 25, tháp B, tòa nhà Golden Land, số 275 đường Nguyễn Trãi, phường Thành Xuân, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
- Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568 – 1900.6586
- Số điện thoại yêu cầu dịch vụ: 024.73.000.111 hoặc 0989.914.898 (Phòng kinh doanh)
- Số điện thoại khiếu nại, phản hồi chất lượng tư vấn: 0965.336.999 (Mr.Dương – Giám đốc điều hành)
- Email yêu cầu dịch vụ pháp lý: lienhe@luatduonggia.vn
>> Có thể bạn quan tâm
Một Số Bài Tập Tăng Vòng 1 Tại Nhà An Toàn Hiệu Quả Nhất Hiện Nay